Mọi người thường cho rằng thiết kế phòng chống cháy nổ chỉ nên có ở các công trình, văn phòng mà quên mất rằng sự cố này cũng thường xảy ra ở các nhà phố bình thường khác. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022 đến nay, toàn quốc xảy ra 848 vụ cháy trong đó có 322 vụ cháy nhà dân (chiếm 37,97%).
Chính vì vậy, các thiết kế nhà ở nếu không tuân theo những tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy thì sẽ rất nguy hiểm cho người ở vì không thể thoát hiểm kịp thời. Hơn nữa, việc tuân thủ các tiêu chuẩn này còn giúp thuận tiện cho việc cứu hộ kịp thời.
Trong bài viết ngày hôm nay, Dé HOUSE sẽ giới thiệu cho bạn 7 lưu ý cần biết khi thiết kế nhà phố an toàn trong phòng chống cháy nổ. Cùng tham khảo nhé!
1. Giải pháp giếng trời trong nhà phố phòng chống cháy nổ
Đa phần thiệt hại về người từ các vụ hỏa hạn tại nhà dân là do ngạt khí và khói độc. Vì vậy nếu biết cách thiết kế giếng trời phù hợp ta sẽ hạn chế được vấn đề này. Không nên bịt kín miệng giếng trời, thay vào đó hãy sử dụng khung thép sau đó lắp kính cường lực lấy sáng hoặc máy che tự động có thể điều chỉnh đóng mở dễ dàng.
Nhờ vậy mà giếng trời sẽ giúp đối lưu không khí, hạn chế khả năng bị ngạt khói và giảm được lượng khí độc trong nhà khi xảy ra chảy nổ.
Bên cạnh việc làm thông thoáng, lưu thông không khí, hạn chế khí độc trong nhà, giếng trời còn được xem như một lối thoát hiểm hữu ích lúc nguy cấp. Để có thể sử dụng lối thoát hiểm này, bạn có thể thiết kế hệ thống dây cáp hoặc thang leo phòng cho trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
2. Lối thoát hiểm cần thiết ở nhà phố
Một số ngôi nhà ở thành phố chỉ có một lối ra duy nhất là cửa chính ra vào mà không có lối thoát hiểm. Như vậy, khi gặp sự cố, nếu cửa chính bị chặn hoặc bịt kín thì rất khó để thoát ra ngoài. Vì vậy mà hầu hết các KTS đều tư vấn thiết kế thêm 1 cửa thoát hiểm phía sau hoặc bên hông cho căn nhà.
Lưu ý, tất cả các lối thoát hiểm này nếu có khóa thì nên đặt chìa khóa ở nơi dễ tìm thấy và được thông báo cho tất cả các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó bạn có thể đặt thêm một chiếc búa gần đó để phòng cho trường hợp khẩn cấp.
3. Hệ thống cửa sổ phòng chống cháy nổ
Sử dụng và lắp đặt cửa sổ kính không chỉ giúp ích trong việc lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà, mà còn giúp người ngoài có thể dễ dàng phát hiện sự cố hỏa hoạn bên trong căn nhà.
4. Thiết kế ban công, logia ở nhà phố phòng chống cháy nổ
Các nhà ống ở thành phố nên thiết kế ban công hoặc logia mặt tiền. Đây là khu vực mà lực lượng cứu hộ dễ tiếp cận và giải cứu gia đình nhà bạn nếu có hỏa hoạn. Bên cạnh đó trong quá trình chờ giải cứu, ở ban công hoặc logia sẽ thoáng khí hơn, hạn chế khói ngạt.
5. Cầu thang rộng và thoáng phòng chống cháy nổ
Phòng cho các trường hợp khẩn cấp khi xảy ra cháy nổ trong các căn nhà phố thì cầu thang nên thiết kế rộng và thoáng. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc thoát hiểm nhanh chóng và công tác cứu hộ thuận tiện hơn. Tất nhiên là khi thiết kế, các KTS cũng tính toán phù hợp với diện tích căn nhà để đưa ra giải pháp cầu thang hợp lý nhất.
6. Hệ thống báo, chữa cháy
Đây có thể là những biện pháp phòng ngừa ít được quan tâm nhất, đặc biệt ở nhà dân. Tuy nhiên nếu phát hiện đám cháy càng sớm thì gia đình sẽ càng giảm thiểu được thiệt hại về người và của. Vì vậy mà đây là hệ thống cần được quan tâm ngay từ khâu thiết kế.
Lắp đặt bình chữa cháy trong nhà không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại cực kỳ hữu ích lúc cần thiết. Mỗi gia đình đều nên có ít nhất 1 bình chữa cháy dùng cho trường hợp cháy nổ nhé!
7. Hệ thống điện đảm bảo an toàn
Hầu hết nguyên nhân của các vụ hỏa hoạn nhà ở đều là do sự cố hệ thống, thiết bị điện, chập điện cũng là một trong số đó. Vì vậy để hạn chế rủi ro, cần ưu yếu tố chất lượng và an toàn cho dây điện âm tường, âm trần, các thiết bị máy móc khi không sử dựng cũng nên ngắt điện,… không chỉ phòng chống cháy nổ mà còn giúp tiết kiệm tiền điện cho gia đình của bạn.
Cảm ơn bạn theo dõi bài viết này, hãy áp dụng và cân nhắc những lưu ý trên để có cho gia đình lựa chọn thiết kế thông minh và an toàn nhé. Liên hệ với Dé HOUSE ngay nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn và hỗ trợ!