Tầng tum là gì?
Nhiều công trình nhà ống hiện nay, nhất là nhà 2 tầng, 3 tầng thường được thiết kế thêm một phần tum ở trên cùng. Vậy tầng tum là tầng như thế nào? Có những lưu ý nào trong thiết kế tầng tum mà bạn cần lưu ý khi thiết kế tầng tum cho ngôi nhà của mình? Cùng DÉ HOUSE tìm hiểu nhé!
Tầng tum là gì? Tầng tum có những chức năng nào? Và có những lưu ý nào cho gia chủ trong quá trình thiết kế và xây dựng tầng tum?
Tầng tum là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và không còn xa lạ đối với những công trình kiến trúc nhà ở. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác nhất về tầng tum và những công dụng mà nó mang lại, đặc biết là những lưu ý trong quá trình thiết kế và xây dựng để tận dụng được hết chức năng của nó. Trong bài viết dưới đây, DÉ HOUSE sẽ giải đáp những thắc mắc và lưu ý mà bạn cần biết cho tầng tum gia đình mình nhé!

Tầng tum là gì?
Tầng tum hay còn gọi là mái tum, là tầng cao nhất, trên cùng của căn nhà. Tầng tum có chức năng che chắn dẫn lối lên sân thượng. Tùy thuộc vào vị trí bố trí cầu thang mà tầng tum có thể nằm ở cuối tầng, giữa tầng hoặc ở hướng mặt tiền, tầng tum thường nhỏ hơn các tầng bên dưới nên để tận dụng tối đa diện tích thì tầng tum thường được thiết kế thành phòng thờ, nhà kho, phòng ngủ nhỏ, phòng làm việc,…

Tầng tum có được tính làm 1 tầng không?
Thông tư 07/2019 của Bộ Xây dựng quy định rõ, tầng tum không tính vào số tầng nhà ở nếu chỉ xây dựng theo kiểu lắp mái bao che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở. Bên cạnh đó, diện tích mái tum không chiếm quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tum không quá 3m. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho thông tư 03/2016 trước đó.
Chức năng của tầng tum
Đối với kiến trúc nhà ở nói chung và nhà ống, nhà phố nói riêng, tầng tum có nhiều ưu điểm vượt trội, đáp ứng đa dạng nhu cầu tận sụng không gian của nhiều gia chủ.
3.1. Tiết kiệm chi phí và diện tích:
Với những ngôi nhà phố, nhà ống có diện tích không quá lớn thì xây dựng tầng tùm như là một biện pháp để giúp tận dụng diện tích, mang đến cho gia chủ không gian sử dụng thoải mái. Ngoài ra xây dựng tầng tum cũng không tốn kém quá nhiều chi phí, gia chủ có thể bố trí chức năng tầng tum theo nhu cầu và mục đích sử dụng riêng.

3.2. Cản nắng, mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà của bạn
Tầng tum được cây dựng với mục đích che chắn cho cầu thang, chính vì vậy nhờ có tầng tum mà phần cầu thang đi lên tầng thượng không bị mưa ướt khiến nước chảy vào nhà. Ngoài ra ở những căn nhà phố, nhiều gia chủ thường lựa chọn xây tầng tum ở mặt trước để đón ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong.
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, yêu cây xanh thì tầng tum là nơi trồng cây xanh lý tưởng cho gia đình của bạn. Ngoài lợi ích về thẩm mĩ thì những chậu cây xanh, giàn cây leo còn có tác dụng chống nóng, cách nhiệt cho tầng dưới, nhất là vào những ngày hè nóng nực.

3.3. Mang lại phong thủy tốt
Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà ở. Theo phong thủy nhà ở thì số tầng chẵn thường mang điều không tốt, cho nên xây dựng tầng tum là giải pháp để hài hòa âm dương, ngũ hành. Điều này lý giải được vì sao các mẫu nhà 2 tầng 1 tum hay 3 tầng 1 tum rất được yêu thích.
4. Những lưu ý khi thiết kế tầng tum bạn nên biết:
4.1. Sử dụng cửa sổ trong suốt hoặc thiết kế nhiều cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà
Ánh sáng, nguồn gió tự nhiên tốt cho sức khỏe, tiết kiệm điện và tạo cảm giác rộng rãi cho không gian sống. Việc lắp đặt cửa sổ trong suốt hoặc nhiều cửa sổ nhỏ sẽ giúp cho không chỉ tầng tum mà các tầng còn lại trong ngôi nhà của bạn đều đón được ánh sáng tự nhiên, giúp tạo sức sống, sự tươi mới và tạo cảm giác thoải mái, không bí bách.


4.2. Ưu tiên sự tối giản và đa chức năng
Tầng tum vốn hạn chế về diện tích, vì vậy đồ nội thất nên hướng đến sự tối giản, tiết chế số lượng vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo được sự thông thoáng cho ngôi nhà. Bố trí nội thất cơ bản nhưng vẫn đảm bảo mục đích sử dụng sẽ giúp tầng tum rộng rãi hơn, giúp bạn và gia đình có thêm không gian để sinh hoạt. Ngoài ra, nên ưu tiên nội thất mang tông màu trung tính chủ đạo để căn phòng trông rộng rãi hơn.

4.3. Hiểu rõ về thiết kế tầng tum
Như đã nói ở trên, tầng tum chỉ được công nhận là một tầng riêng khi diện tích tầng tum lớn hơn 30% diện tích sàn mái. Hiểu rõ điều này giúp bạn tránh sai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình xin giấy phép thi công nhà.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Diện tích sàn mái là 100m2, nếu diện tích tầng tum nhỏ hơn 30%x100m= 30m thì không tính là 1 tầng. Ngược lại, nếu lớn hơn 30m thì sẽ tính là 1 tầng.
Dựa vào đó, bạn có thể cân nhắc để thiết kế và điều chỉnh sao cho phù hợp. Bởi việc xin giấy phép cho nhà 3 tầng 1 tum khác với nhà 4 tầng. Nội dung này sẽ được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công cộng sắp được hình thành.
4.4. Sử dụng các thiết bị chống thấm
Tầng tum bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, kết cấu công trình và mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế và thi công bạn cần lưu ý đến cuệc sử dụng các thiết bị chống thấm cho tầng tum như: màng khò nóng, sơn chống thấm, nhựa đường, hóa chất chống thấm…
Trên đây là một số điều cơ bản bạn cần biết về tầng tum để có thể ứng dụng trong ý tưởng thiết kế mái ấm của mình. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ hơn về tầng tum cũng như những công dụng, lưu ý của loại tầng này.
Để có được một thiết kế nhà có tầng tum đẹp, hợp lý thì việc tìm kiếm cho mình một một đơn vị kiến trúc uy tín là điều cần thiết. Trong đó, DÉ HOUSE với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công là đơn vị có uy tín trên thị trường. Với đội ngũ nhân viên sáng tạo và giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực và cố gắng mỗi ngày để đưa ra những thiết kế và giải pháp ấn tượng giúp khách hàng hoàn thành ngôi nhà mơ ước của mình. Vì vậy, khi cần thiết kế nhà đẹp, hãy liên hệ ngay với DÉ HOUSE bạn nhé!