TOP 5 PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG 2023

Phong cách thiết kế nội thất chính là mang đến một không gian sống lý tưởng, thể hiện được cá tính và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phong cách với đường nét và màu sắc khác nhau đem đến sự đa dạng trong chọn lựa cho khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay, tìm hiểu ngay nhé!

1. Phong cách thiết kế nội thất Minimalist tối giản, ít chi tiết 

Phong cách thiết kế đầu tiên Dé House muốn gửi đến bạn là phong cách Minimalist. Đây là phong cách thiết kế nội thất tối giản với việc tối ưu các vật dụng nội thất để tăng sự trải nghiệm không gian sống tinh tế và nhẹ nhàng. 

Phong cách thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế nội thất Minimalist đang dẫn đầu xu hướng năm 2023

Điểm nổi bật trong phong cách này là sự đơn giản, đường nét rõ ràng và dùng các tone màu đơn sắc làm điểm nhấn. Các yếu tố chính trong thiết kế nội thất phong cách tối giản là ánh sáng, hình khối kiến trúc, và các đồ nội thất tiện ích.

Minimalist được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” – hướng đến sự tối giản hết mức để giữ lại nhiều không gian trống hoàn hảo. Yếu tố lõi làm nên sự hấp dẫn của phong cách này là tổng thể kiến trúc thống nhất, hài hòa. Đó chính là lý do tại sao Minimalism đơn giản nhưng không hề đơn điệu.

Phong cách thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế nội thất Minimalist được tối giản hoá, sử dụng ít đồ trang trí

Những năm gần đây xu hướng tối giản, ít chi tiết ngày càng được quan tâm và áp dụng vào không gian sống của mình. Phong cách Minimalist sẽ rất thích hợp cho những bạn có cá tính nhẹ nhàng, đơn giản, không cầu kỳ quá nhiều. Nếu bạn là một người ưu tiên sự tối giản, không thích quá nhiều đồ vật trong không gian sống thì đây sẽ là phong cách dành riêng cho bạn.

Hãy cùng chiêm ngưỡng không gian mang đậm phong cách Minimalist dưới đây do đội ngũ DÉ HOUSE đã thực hiện và nhận được sự hài lòng từ khách hàng nhé.

Phong cách thiết kế nội thất
Phòng khách được thiết kế tối giản với nội thất hiện đại, trang nhã
Phong cách thiết kế nội thất
Phòng bếp ngăn nắp với bộ tủ bếp tiện nghi

==>Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tối giản của ngôi nhà TẠI ĐÂY

2. Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian – mang Bắc Âu vào trong không gian 

Phong cách Scandinavian, hay phong cách Bắc Âu, là phong cách thiết kế có sự hòa quyện độc đáo giữa 3 yếu tố – sự tối giản – công năng tiện dụng, mang đến nét đẹp hiện đại nhưng vẫn gần gũi với thiên nhiên. 

Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian mang đến nét đẹp hiện đại, ấm áp cho không gian

“Đơn giản, ấm cúng và tinh tế” là những nét đặc trưng thường thấy ở các ngôi nhà mang phong cách thiết kế nội thất Scandinavian. Nếu không gian nhà bạn có diện tích nhỏ hẹp thì Scandinavian là lựa chọn hàng đầu. Đây là phong cách dễ dàng đưa vào mọi ngóc ngách căn nhà nhất mà không cần trang trí quá nhiều chi tiết.

phong cách thiết kế nội thất Scandinavian rất dễ dàng đưa vào không gian sinh hoạt

Đặc biệt phong cách này sẽ rất thích hợp cho những người yêu sự tinh tế, tươi sáng của gam màu pastel và trang nhã trong từng đường nét. Chất mộc mạc, sự tinh tế của phong cách Scandinavian sẽ là tiền đề mang đến tổ ấm bình yên và hạnh phúc.

Khám phá phong cách thiết kế nội thất Scandinavian được Dé House thiết kế TẠI ĐÂY

3. Phong cách thiết kế nội thất Japandi – một Nhật Bản lịch lãm, tối giản

Phong cách Japandi đang ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ và được đưa vào ngôi nhà những không gian sống lý tưởng. Phong cách thiết kế nội thất này được nhiều khách hàng yêu thích bởi vẻ đẹp lịch lãm và sự tinh tế, tối giản của Nhật Bản.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi được yêu thích bởi vẻ đẹp lịch lãm và sự tinh tế, tối giản của Nhật Bản.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi – Nhật Bản được thiết kế với tone màu chủ yếu là trắng và nâu gỗ, tạo nên bối cảnh trang nhã, nhẹ nhàng. Điểm thu hút, đặc trưng lớn nhất của phong cách này chính là vật liệu trang trí bằng gỗ. Từ bàn ăn, bộ sofa hay cầu thang đều sử dụng gỗ là chủ yếu, mang vẻ đẹp lịch lãm, ấm áp cho ngôi nhà.

Phong cách thiết kế nội thất Japandi được sử dụng gam màu trầm của gỗ

Một khung cảnh nên thơ, lãng mạn được vẽ nên từ những màu sắc nhẹ nhàng. Các vật dụng nội thất tối giản được bố trí khoa học và hợp lý. Nói đến phong cách Japandi thì không thể thiếu được phòng trà đặc trưng của người Nhật. Thiết kế một không gian nhỏ làm nơi nhâm nhi những ly trà tạo điểm nhấn vừa tăng thêm sức hút cho ngôi nhà. 

Không gian trà đạo là nét đặc trưng cơ bản của mọi ngôi nhà mang phong cách thiết kế nội thất Japandi

Đây là mẫu nhà Japandi Style được KTS DÉ HOUSE thực hiện và nhận được sự hài lòng của khách hàng. Chủ nhà này là người có lối sống giản dị, yêu thích văn hóa Nhật Bản vì thế đã rất say mê với ngôi nhà này của chính mình. Nếu bạn có những nét tương đồng giống thế thì đây chính là phong cách thiết kế nội thất dành cho bạn.

Xem FULL nội thất của mẫu nhà phong cách Japandi TẠI ĐÂY

4. Phong cách thiết kế nội thất Color Block – đa sắc, sôi động

Nếu như bạn là người ưa thích náo nhiệt, luôn bị thu hút bởi những màu sắc tràn đầy sức sống thì phong cách thiết kế nội thất Color Block chính là phong cách dành cho bạn.

(Phong cách thiết kế nội thất Color Block mang đến sự hiện đại, trẻ trung và tươi mới cho không gian nhà bạn.)
Phong cách thiết kế nội thất Color Block mang đến sự hiện đại, trẻ trung và tươi mới cho không gian nhà bạn.

Color Block là một xu hướng thiết kế áp dụng quy tắc kết hợp từ hai khối màu trở lên trong cùng một món đồ hoặc không gian nội thất. Thiết kế này thường sử dụng những gam màu mạnh có sự tương phản để đem lại hiệu ứng mạnh cho thị giác, mang đến sự trẻ trung và tràn đầy năng lượng.

Những sắc màu rực rỡ sẽ mang đến không gian sống lý tưởng

Những màu sắc rực rỡ luôn tượng trưng cho nguồn năng lượng bất tận, rất phù hợp với những tâm hồn lạc quan, mạnh mẽ với phong cách Color Block trong nội thất. Đồng thời, người năng động, có cá tính mạnh mẽ thường bị hấp dẫn bởi những gam màu nóng và sặc sỡ. Do đó, mà lối thiết kế Color Block được rất nhiều người cá tính mạnh yêu thích. 

Không một phong cách thiết kế nào như Color Block có thể đem lại cho họ niềm cảm hứng và tự thể hiện bản thân như vậy.

Họ là những người có gu riêng, sẽ không chịu gò bó mình trong một khuôn khổ nào. Họ muốn bứt phá, họ muốn thể hiện và tự sáng tạo theo chất riêng của mình. Không một phong cách thiết kế nào như Color Block có thể đem lại cho họ niềm cảm hứng và tự thể hiện bản thân như vậy. 

5. Phong cách thiết kế nội thất Cổ điển – sang trọng, quý phái

Nhắc đến phong cách thiết kế cổ điển sẽ nhắc đến những biểu tượng truyền thống, cổ kính. Đây là phong cách thể hiện được sự sang trọng, quý phái một cách rõ nét nhất thông qua từng vật dụng được bày trí ở không gian. Những phần đang được hoàn thành được bọc lớp sơn mới hoặc được sơn véc-ni với những màu sắc sáng tạo khác nhau, được mạ vàng, bạc. 

Phong cách thiết kế nội thất Cổ điển mang đậm nét sang trọng, quý phái dành cho gia chủ

Phong cách cổ điển trong nội thất có nét đặc trưng được thể hiện qua đồ trang trí quý giá, với vật liệu có chất lượng tuyệt vời, hình khối rõ rệt và những đường viền trang trí đầy kiểu cách. Về màu sắc của phong cách này là một sự pha trộn của cả cổ điển và hiện đại. Bạc và vàng được trộn lẫn với màu kem và các màu sắc thiên nhiên. 

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Sắc vàng sang trọng luôn luôn là điểm nhấn, là nét đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển

Đặc biệt, đây còn là phong cách nội thất được yêu thích bởi những quý ông, quý bà đam mê về đồ cổ. Bởi lẽ trong không gian mang phong cách này thường được trang trí thêm một vài vật phẩm cổ xa xưa, muốn giữ lại các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử để đưa vào không gian sống của mình.

Như vậy DÉ HOUSE đã gửi đến bạn những thông tin về các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng năm 2023. Hy vọng qua bài viết này bạn đã chọn được phong cách thiết kế nội thất phù hợp với tính cách của mình. Nếu bạn vẫn chưa chọn lựa được hãy liên hệ ngay với DÉ HOUSE để được tư vấn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0973.181.787 Facebook Z Chat Zalo Z Dự toán