Những công trình mà Pháp đã để lại mặc dù đã trải qua hàng chục năm nhưng vẫn trông rất kiên cố và vẫn giữ được vẻ đẹp riêng. Nổi bật nhất có thể kể đến chính là phong cách Indochine hay được gọi là phong cách Đông Dương chính là nơi ta có thể lưu giữ ký ức mà vẫn mang nét hiện đại, sang trọng cho ngôi nhà của mình. Phong cách Indochine mang những nét đẹp hoài cổ, truyền thống của Á Đông hòa cùng sự lãng mạn và hiện đại của nền kiến trúc Pháp. Cùng DÉ HOUSE tìm hiểu về phong cách này trong bài viết dưới đây nhé!
1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH INDOCHINE (ĐÔNG DƯƠNG)
Phong cách Indochine mang trong mình nét đẹp của cả 2 miền ĐÔNG-TÂY kết hợp, là nét tinh túy từ vẻ đẹp kiến trúc Tân Cổ Điển Pháp hòa quyện cùng nét đặc trưng trong nền văn hóa, địa lý của Việt Nam.
Phong cách Indochine mang đến những giải pháp kiến trúc hiện đại được sử dụng và phát triển trong thiết kế nội thất cho đến ngày nay.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Phong cách Indochine (Đông Dương) xuất hiện vào khoảng những năm 1893 – 1954 và phát triển mạnh trong năm năm 1920 tại Viêt Nam. Và người đi đầu trong cuộc “nhiệt đới hoá” tạo nên sự phát triển của phong cách Indochine tại Việt Nam là kiến trúc sư Pháp Emest Hébrand (1875 – 1933) với một số công trình có thể kể đến như: Hanoi Metropole, Nhà hát lớn Hà Nội,…
3. ĐẶC ĐIỂM
Phong cách kiến trúc Indochine mang vẻ đẹp rất riêng, hoà quyện cùng nét lãng mạn của Pháp và những vật dụng có phần thô mộc và đơn giản tại Việt Nam đã tạo nên một phong cách độc đáo. Đặc điểm từ màu sắc, chất liệu cho đến hoa văn đều được thể hiện một cách rõ ràng.
3.1. Màu sắc
Nói đến sự cổ điển, hoài cổ thì tông màu vàng sẽ được nghĩ ngay đến nhiều. Bên cạnh việc dùng màu vàng sẽ là sắc trắng tinh khôi và xanh lục huyền bí, kết hợp cùng đồ nội thất mang màu sắc nâu gỗ sẽ là không gian tuyệt vời, rất cổ điển và rất “Đông Dương”
3.2. Chất liệu
Chất liệu của phong cách kiến trúc Indochine sẽ mang chất đơn giản của phương Đông hoà quyện cùng chất sang trọng, cao cấp của phương Tây. Nó không những tạo cho không gian sự đơn giản mà còn đem lại sự tinh tế và cao cấp.
Chất liệu vốn có của Việt Nam như gỗ, mây, tre, nứa, gạch,… đã tạo nên sự chân chất của con người mà còn bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Từ gỗ mang sự sang trọng, cao cấp cho ngôi nhà, đến mây tre nứa có khả năng chống mối, mọt tốt, độ bền cao và mang lại sự mềm mại nên được sử dụng để làm một số đồ nội thất như: ghế tựa, sofa, bình phong, mành và một số đồ trang trí khác,…
Gạch bóng, gạch nung: được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Đây là một nét đặc trưng riêng của phong cách Indochine trong nội thất. Bên cạnh đó là những kiến trúc cột chống đàm hoặc từ gạch nung là một trong những nét đặc sắc của phong cách thiết kế này.
Phong cách Indochine lấy nội thất đều được làm từ gỗ, tre, nứa,… mang đến cảm giác gần gũi thiên nhiên, đẳng cấp cho ngôi nhà và hài hoà với sự lãng mạn của Pháp.
3.3 Hoa văn
Nếu như phong cách Minimalism tối giản các vật dụng và thường sử dụng các vật dụng trơn cho không gian thì hoa văn chính là điểm nổi bật của phong cách Indochine này. Hoa văn không chỉ là biểu tượng tiêu biểu cho phong cách mà còn là những ý nghĩa ẩn mình bên trong những nét hoa văn đó. Sự ẩn mình tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, độc đáo trong lối thiết kế.
3.3.1 Họa tiết hình chữ nhật
Những nét hoa văn hoạ tiết phong cách Indochine đều bắt nguồn từ văn hoá Trung Quốc cổ đại. Hoạ tiết hình chữ nhật đúc kết từ các Hán tự: Phúc-Lộc-Thọ, Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ. Tất cả đều mang đến sự may mắn, như ý đến cho gia chủ. Các họa tiết được cách điệu đơn giản, đan xen đường nét gọn gàng, tinh tế và liền nét với nhau.
3.3.2 Hoạ tiết kỷ hà
Hoạ tiết kỷ hà thường được chia thành ba nhóm: mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.
Hoạ tiết quan trọng nhất chính là hoạ tiết hồi văn. Các chữ Hán-Việt được thể hiện gấp khúc vào nhau, bẻ gập lại, kéo dài ra, hay vuốt thon tuỳ theo ngẫu hứng của người nghệ sĩ. Có các hoạ tiết hồi văn như: hồi văn chữ thập, hồi văn chữ vạn.
Dù dùng trong trường hợp nào loại họa tiết này cũng có nét duyên dáng và rất mỹ thuật. Kiểu họa tiết này thường được dùng làm vách ngăn trang trí vì tạo được độ thông thoáng và mang một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.
3.3.3 Hoạ tiết hình thú
Phải thật thiếu sót nếu không nhắc đến việc sử dụng hoạ tiết hình thú trong lối thiết kế Indochine. Động vật luôn là người bạn thân quen và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tín ngưỡng của con người. Chính vì vậy mà từ lâu các hoạ tiết hình thú đã gắn liền với phong cách Đông Dương này. Nó không chỉ mang lại thẩm mỹ cao, tạo thế oai hùng cho gia chủ mà còn mang lại những ý nghĩa to lớn đằng sau. Những hoạ tiết long, lân, quy, phụng đều mang ý nghĩa biểu tượng cho mỗi người.
Hoạ tiết hình thú thông thường sẽ không đứng một mình mà kết hợp với các hoạ tiết kỷ hà, hồi văn tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc.
3.3.4 Hoạ tiết hoa lá
Bên cạnh việc sử dụng hoạ tiết hình thú tạo sự hùng mạnh cho gia chủ thì việc điểm nhấn các họa tiết hoa lá lại mang đến sự thoải mái, an nhiên cho mọi người. Một số kiểu họa tiết phong cách Indochine quen thuộc như liên đằng (dàn dây lá hoa sen), lan đằng (dàn dây lá hoa lan). Ngoài ra, còn nhiều mẫu họa tiết hoa lá biểu tượng Tứ Qúy là cây tùng, hoa cúc, cây trúc, hoa sen, cây mai,…
3.4 Các biểu tượng chính thường thấy
Các nước Đông Dương thường có tín ngưỡng thờ cúng, tâm linh mang màu sắc đầy huyền bí, những biểu tượng đã trở thành nền văn hoá, nét kiến trúc độc đáo trong thiết kế và xây dựng.
Tượng phật: thể hiện sự tín ngưỡng và cầu cho mưa thuận gió hoà, thể hiện sự tôn kính và mong một mùa lúa bình an.
Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng chính là niềm tôn kính của ta dành cho các động vật đã đồng hành cùng người nông dân trong suốt những năm xa xưa, là biểu tượng cho sức mạnh của trời đất, tượng trưng cho bốn linh thần của bốn phương: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
Tứ quý: là cách gọi ngắn gọn của bốn loại cây tứ quý có tên là Tùng- Cúc- Trúc- Mai. Bốn loài cây này được xem như là biểu tượng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và là biểu tượng của bốn đức tính của Tứ Quân Tử. Cây Mai tượng trưng cho cho sự trong trắng với thân rắn rỏi, mang lại điềm lành và hạnh phúc cho con người. Còn cây trúc được coi là biểu tượng của người quân tử sống ngay thẳng. Biểu tượng cho sự trường thọ là cây Tùng. Và cuối cùng là cây Cúc màu vàng rực rỡ biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý.
3.5 Các công trình lớn mang phong cách Đông Dương (Indochine) tại Việt Nam
Công trình theo phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên là Trường Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) do chính KTS Ernest Hébrard thiết kế. Công trình được thiết kế tại Pháp, khi thi công ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với bản vẽ, tuy nhiên vẫn giữ được những nét chính của kiến trúc kinh viện Châu Âu.
Tiếp theo sau đó đã có những công trình mang đậm phong cách Đông dương tiến vào Việt Nam, có thể kể đến như Bảo tàng Mỹ Thuật, Bưu điện trung tâm Sài Gòn (TP. HCM), Nhà hát lớn Hà Nội, Bảo tàng lịch sử Việt Nam (HN),…
5. MỘT SỐ KHÔNG GIAN MANG ĐẬM CHẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG (INDOCHINE)
Tại DÉ HOUSE luôn được chú trọng vào tầm nhìn của khách hàng, mang đến sự sáng tạo và độc đáo cho từng ngôi nhà của khách hàng. Vì vậy phong cách Đông dương sẽ mang lại cho khách hàng sự sang trọng, lãng mạn của phương Tây hoà quyện cùng sự đơn giản mộc mạc của phương Đông. Sau đây sẽ là những không gian mang nét đẹp của phong cách Đông dương.
Phong cách Indochine Đông Dương là phong cách mang đến sự sang trọng và tinh tế đến cho mọi căn nhà. DÉ HOUSE hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có thêm một chọn lựa cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn cảm thấy đây chính là phong cách ngôi nhà mà bạn hướng tới thì liên hệ ngay với chúng tôi, hãy để chúng tôi xây ước mơ cho bạn!